Tại sao sinh viên khi ra trường thường khó xin việc? Một trong những nguyên nhân đó là do sinh viên không có kinh nghiệm làm việc, thiếu các kỹ năng cần thiết cho một công việc đòi hỏi nhiều khả năng từ người nhân viên như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, cách lập kế hoạch… Nguyên nhân của sự thiếu sót này là do những hạn chế của hệ thống giáo dục nước nhà. Trên thực tế, giáo dục trong nhà trường ở ta lâu nay đã "bỏ quên" mảng đào tạo kỹ năng sống.
Vậy kỹ năng sống là gì? Kỹ năng sống hay kỹ năng “mềm” được định nghĩa khá rộng nhưng chúng ta có thể hiểu rằng kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng thuộc về cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống… chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột… Những kỹ năng mềm có thể là: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề…
Thế mạnh của sinh viên là có kiến thức, kỹ năng về công việc, ngành nghề (kỹ năng cứng) khá vững vàng, Tuy nhiên, những kỹ năng về con người như giao tiếp, thuyết trình, quản lý, tư duy hiệu quả…(kỹ năng mềm) còn chưa tốt.
Sinh viên chúng ta là những người nhiệt tình ham học hỏi, muốn tìm hiểu cái mới để hoàn thiện mình, song những môi trường để phát triển kỹ năng mềm còn quá ít.
Nắm bắt được nhu cầu cần được trang bị kỹ năng của sinh viên cũng như nhu cầu cần nguồn nhân lực có kỹ năng của doanh nghiệp, chúng tôi mong muốn tạo ra một môi trường hoạt động nhằm giúp các bạn sinh viên đạt thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống thông qua các buổi sinh hoạt, các buổi giao lưu, các khóa đào tạo, các buổi thực hành….thông qua đó các bạn sinh viên dần dần hoàn thiện các kỹ năng cơ bản làm hành trang vững vàng cho các bạn khi làm việc.
HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Đào tạo kỹ năng.
· Sinh hoạt thường kì :
- Mở các lớp học kỹ năng mềm, mời các chuyên gia đến đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm.
- Sau các lớp học, tổ chức các buổi sinh hoạt CLB hàng tuần để các thành viên có cơ hội trải nghiệm các kỹ năng vừa được học đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với nhau và với các thành viên có nhiều kinh nghiệm hơn.
· Tổ chức thường xuyên các cuộc thi cho các thành viên AAC cũng như học viên các khóa học có cơ hội thể hiện và hoàn thiện các kỹ năng, biến kỹ năng thành phản xạ.
· Tổ chức các buổi vui chơi, dã ngoại, các chương trình giao lưu với các câu lạc bộ trong trường cũng như các trường trên địa bàn; tạo sân chơi thú vị cho các thành viên đồng thời tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong AAC và mở rộng mối quan hệ với các sinh viên trong trường và sinh viên trường bạn.
· Thiết lập các mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ với các câu lạc bộ, các tổ chức, các cá nhân khác trong và ngoài trường nhằm củng cố sức mạnh của CLB và tạo điều kiện phát triển cho thành viên câu lạc bộ.
2. Các hoạt động vì cộng đồng
- Một tronng những mảng hoạt động của câu lạc bộ đó là những hoạt động vì cộng đồng với mục đích tiến tới 1 xã hội tốt đẹp hơn, với những con người thân thiện và nhiệt tình.
- Câu lạc bộ sẽ liên tục triển khai các hoạt động giúp đỡ trẻ em thiệt thòi, gia đình nghèo, tham gia các hoạt động từ thiện cùng với các cá nhân tổ chức hảo tâm nhằm đem lại niềm vui, hạnh phúc cho các số phận thiệt thòi.