Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

Tuyển dụng nhân sự tháng 12/2010






ALWAYS ACTION CLUB – AAC chúng tôi là ai

ALWAYS ACTION CLUB – AAC


I.CHÚNG TÔI LÀ AI
Tại sao sinh viên khi ra trường thường khó xin việc?
Một trong những nguyên nhân đó là do sinh viên không có kinh nghiệm làm việc, thiếu các kỹ năng cần thiết cho một công việc đòi hỏi nhiều khả năng từ người nhân viên như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, cách lập kế hoạch… Nguyên nhân của sự thiếu sót này là do những hạn chế của hệ thống giáo dục nước nhà. Trên thực tế, giáo dục trong nhà trường ở ta lâu nay đã "bỏ quên" mảng đào tạo kỹ năng sống.
Always Action Club ra đời nhằm tạo sân chơi, môi trường, cộng đồng giúp các thành viên tham gia rèn luyện, phát huy và hoàn thiện kỹ năng sống và làm việc đồng thời mở rộng mối quan hệ cho mỗi người.
Đào tạo, rèn luyện, đồng thời tạo điều kiên thực hành cho các thành viên những kỹ năng cơ bản : Giao tiếp, thuyết trình, tư duy và sáng tạo, học và tự học, lên kế hoạch và hệ thống công việc, đàm phán thuyết phục, làm việc teamwork, cảm nhận và gây ảnh hưởng với người khác,…Đào tạo, rèn luyện giúp các thành viên thay đổi tư duy theo Tinh thần của người Việt mới.

II.LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
1. Đào tạo kỹ năng.
• Sinh hoạt thường kì :
- Mở các lớp học kỹ năng mềm, mời các chuyên gia đến đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm.
- Sau các lớp học, AAC tổ chức các buổi sinh hoạt để các thành viên có cơ hội trải nghiệm các kỹ năng vừa được học đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với nhau và với các thành viên có nhiều kinh nghiệm hơn.
• Tổ chức thường xuyên các cuộc thi cho các thành viên AAC cũng như học viên các khóa học có cơ hội thể hiện và hoàn thiện các kỹ năng, biến kỹ năng thành phản xạ.
• Tổ chức các buổi vui chơi, dã ngoại, các chương trình giao lưu với các câu lạc bộ trong trường cũng như các trường trên địa bàn; tạo sân chơi thú vị cho các thành viên đồng thời tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong AAC và mở rộng mối quan hệ với các sinh viên trong trường và sinh viên trường bạn.
• Thiết lập các mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ với các câu lạc bộ, các tổ chức, các cá nhân khác trong và ngoài trường nhằm củng cố sức mạnh của AAC và tạo điều kiện phát triển cho thành viên AAC

2. Các hoạt động vì cộng đồng
Một trong những mảng hoạt động của AAC đó là những hoạt động vì cộng đồng với mục đích tiến tới 1 xã hội tốt đẹp hơn, với những con người thân thiện và nhiệt tình. Câu lạc bộ sẽ liên tục triển khai các hoạt động giúp đỡ trẻ em thiệt thòi, gia đình nghèo, tham gia các hoạt động từ thiện cùng với các cá nhân tổ chức hảo tâm nhằm đem lại niềm vui, hạnh phúc cho các số phận thiệt thòi.

III. CHÚNG TÔI ĐÃ LÀM GÌ
Chính thức được thành lập từ ngày 22/12/2009, AAC đã nhanh chóng thể hiện sức mạnh của mình với việc đào tạo cho hơn 200 học viên các lớp kỹ năng Thuyết Trình, Giao Tiếp, Teamwork, số lượng thành viên năm lên tới hơn 100 thành viên….
Liên tục tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ các bạn trẻ khuyết tật tại Trung tâm Vì ngày mai, hiện nay AAC là thành viên chính thức của chương trình Về Với Lũ, một chương trình nổi tiếng vì những hoạt động cứu trợ cho đồng bào lũ lụt miền Trung( tham khảo thông tin trên trang: http://www.vevoilu.com)
CÙNG NHAU CHIA SẺ
KẾT NỐI THÀNH CÔNG
Bởi chúng tôi là ALWAYS ACTION CLUB
Liên hệ:
Facebook: Aac Softskills
Blog: http://alwaysactionclub.blogspot.com
Email: aac.alwaysactionclub@gmail.com
Hotline: 098.246.3666 hoặc 0989.452.666

Các clip bạn nên xem (phần 6)



Các clip bạn nên xem (phần 5)



Các clip bạn nên xem (phần 4)



Các clip bạn nên xem (phần 3)



http://alwaysactionclub.blogspot.com/2010/12/cac-clip-ban-nen-xem-phan-2.html

Các clip bạn nên xem (phần 2)

http://alwaysactionclub.blogspot.com/2010/12/cac-clip-ban-nen-xem.html


Các clip bạn nên xem

Bởi vì bạn được trao cơ hội sống....

Sắp xếp thời gian học

Mục đích là để bạn biết được mình đang sử dụng thời gian như thế nào, bạn nên dành quỹ thời gian cho những công việc gì, những ưu tiên gì để có thể thành công trong học tập trong khi vẫn có những hoạt động khác chi phối như đi làm, vui chơi cùng bạn bè, thời gian cho gia đình…”

Đầu tiên: bạn hãy thử làm bài tập về cách sắp xếp thời gian.

Chiến lược về cách sử dụng thời gian:

* Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học
Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiều giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao
* Có tổng kết và updates sau mỗi tuần
* Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau.
Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước
* Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán
để có được sự tập trung cao độ
* Có “thời gian chết”?
Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát…
* Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học
* Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học
Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.
* Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, presentation, k‎y thi… )

Bạn thử dùng bài tập vui sau của trường Đại học Minnesota.
Đưa ra các tiêu chí sau để điều chỉnh thời gian cho thích hợp giữa việc học và làm các việc khác.

Những vật dụng hữu ích:

* To-Do list- Danh sách những việc cần làm:
Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài
* Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng:
Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu
Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.
Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.
Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.
* Lịch ghi kế hoạch lâu dài
Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước.
Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.

sưu tầm

Thói quen có ích cho việc học tập



Bạn có thể chuẩn bị để thành công trong quá trình học tập. Hãy cố gắng tăng cường và cảm thấy hứng thú với những thói quen sau, hiệu quả sẽ rất bất ngờ đấy.

- Tự có trách nhiệm với bản thân:

Trách nhiệm có nghĩa là nhận thức được rằng để, thành công bạn phải có khả năng xác định rõ những ưu tiên của bạn, thời gian và những điểm mạnh của bạn.

- Phải biết đặt bản thân, những giá trị và nguyên tắc của bản thân vào vị trí trung tâm:

Đừng để bạn bè và người khác áp đặt ra cho bạn điều gì là quan trọng.

- Việc hôm nay chớ để ngày mai:

Tuân theo những ưu tiên bạn đã đặt ra cho chính mình, và đừng để ai đó hay những ý thích của họ khiến bạn sao nhãng những cái đích của mình.

- Khám phá ra thời điểm và nơi làm việc hiệu quả nhất đối với bạn:

Sáng, chiều, tối; lúc nào là lúc bạn có thể tập trung nhất và làm việc hiệu quả nhất? Hãy dành khoảng thời gian này để làm việc khó nhất.

- Hãy luôn coi mình là người chiến thắng:

Dù đó là vì lợi ích của bạn, hay của bè bạn, của thầy cô hay những người hướng dẫn, bạn là người chiến thắng khi bạn làm việc hết mình và cống hiến hết mình cho lớp học của bạn. Nếu bạn hài lòng với những gì bạn làm, đỉểm số sẽ chỉ là sự kiểm chứng cho phần nổi của những công việc của bạn, nói cách khác, điểm chỉ là một kết quả trong số những điều bạn thu được.
Khi được điểm thấp đừng có buồn nhé! Chỉ cần bản thân mình cố gắng là ok rồi.

- Trước tiên, hãy hiểu mọi người, sau đó hãy cố gắng để mọi người hiểu mình:

Khi bạn có trục trặc với giáo viên, chẳng hạn như thắc mắc về điểm số, hay bạn muốn nộp bài trễ hơn thời hạn thầy cô đã đặt ra, hãy đặt mình vào địa vị của thầy cô. Bây giờ, bạn hãy tự hỏi mình xem khi đó thì cách trình bày như thế nào sẽ dễ được thầy cô chấp nhận.

- Hãy tìm ra những giải pháp tốt hơn cho một vấn đề:

Nếu như bạn không hiểu sách giáo khoa viết gì, bạn không nên chỉ đọc lại. Hãy thử một cách nào khác xem! Hãy thử hỏi ý kiến thầy cô, gia sư của bạn, hay bạn bè…

- Liên tục thử thách chính mình:

Tự tạo cho mình một thói quen là tìm cơ hội cho chính mình để thử thách chính bản thân mình.Khi đó bạn sẽ năng động và sáng tạo hơn nhiều đấy.

Chúc các bạn thành công!

(Nguồn: Giaovien.net)

Giới thiệu kỹ thuật tư duy 5W1H

Để bắt đầu nghiên cứu, học hỏi hoặc viết về một vấn đề nào đó, chúng ta thường lúng túng vì không biết phải bắt đầu như thế nào, tiến hành ra làm sao, tại sao chúng ta phải làm điều này, nó có ích lợi gì hay không, …?


5W1H viết tắt từ các từ sau:

What? (Cái gì?)
Where? (Ở đâu?)
When? (Khi nào?)
Why? (Tại sao?)
How? (Như thế nào?)
Who? (Ai?)

Để trình bày một ý tưởng, tóm tắt một sự kiện, một cuốn sách hoặc bắt đầu nghiên cứu một vấn đề, chúng ta hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau:

WHAT? (Cái gì?)

- Cái đó là gì?
- Nó đề cập đến vấn đề gì?
- Kế tiếp sự kiện này, thì cái gì khác xảy ra? (What else)
- Cuốn sách này trình bày vấn đề gì?
- Bài học này trình bày vấn đề gì?
- E-learning là gì?
- Những câu hỏi phụ của vấn đề này là gì?...

WHERE (Ở đâu?)
- Vấn đề trình bày nằm trong lĩnh vực nào?
- Sự kiện lịch sử này xảy ra ở địa điểm nào?
- Vấn đề này còn liên quan đến các lĩnh vực nào khác?
- Loại thảo dược này thường được trồng ở đâu?
- Bài báo này đăng trên tạp chí nào?
- Tìm hiểu kiến thức về việc ứng dụng ICT trong dạy học ở đâu?
- Bài thuyết trình này sẽ được trình bày trong nhóm hay trước lớp?...

WHEN (Khi nào?)
- Sự kiện này xảy ra khi nào?
- Vấn đề này, trước đây đã có ai nghiên cứu chưa, khi nào?
- Khái niệm này bắt đầu xuất hiện khi nào?
- Khi nào thì cần ứng dụng ICT trong bài dạy?
- Khi nào thì mình sẽ trình bày bài thuyết trình này?
- Các bước nghiên cứu (đề tài tốt nghiệp, luận văn, tiểu luận, …) sẽ được thực hiện theo thời gian nào, hoặc phải kết thúc từng bước khi nào?...

WHY (Tại sao?)
- Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này?
- Tại sao tác giả cuốn sách lại lựa chọn cách sắp xếp như thế này?
- Tại sao thí nghiệm này không diễn ra đúng như dự kiến? (Why not)
- Tại sao giáo viên truy cập nhiều vào website giaovien.net?
- Tại sao cuộc khởi nghĩa này nổ ra? Tại sao nó thất bại?
- Tại sao hồi nhỏ mình học trong trường thuộc loại khá giỏi mà bây giờ vẫn luôn chật vật về kinh tế?...

HOW (Như thế nào?)

- Chiếc máy này hoạt động như thế nào?
- Công việc này nên bắt đầu như thế nào?
- Dự án này sẽ tiêu tốn bao nhiêu? (How much)
- Các sự kiện và nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này được kết nối như thế nào?
- Sự kiện lịch sự này đã làm đối phương thiệt hại bao nhiêu quân trang, vũ khí và người? (How many)
- Phong cách của bài báo sắp tới nên như thế nào?

WHO (Ai?)
- Ai đã nghiên cứu vấn đề này?
- Ai phụ trách dự án này?
- Bài trình bày sắp tới dành cho đối tượng nào?
- Khi mình gặp khó khăn trong ứng dụng ICT, mình sẽ hỏi ai?
- Ai sẽ hưởng lợi khi dự án này được tiến hành? Còn ai khác không? (Who else)
- Ai là tác giả của cuốn sách đang làm dư luận xôn xao?
- Chính sách này của nhà nước hướng đến đối tượng nào?

Công cụ 5W1H thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng ta sử dụng nó đúng đắn, khéo léo và thông minh.





Ví dụ về việc sử dụng công cụ 5W1H trong thực tiễn

Tác giả T.T.H – một người làm việc cho CENTEA – cho biết đã sử dụng công cụ 5W1H để thực hiện bài viết thú vị “Học cách Tư duy tích cực”.

Sau đây là các phân tích của anh ta với công cụ 5W1H để thực hiện bài viết thú vị và hữu ích trên:

WHAT: Bài viết sẽ đề cập đến vấn đề gì?
- Bài viết đề cập đến kỹ năng tư duy tích cực, nêu lên được một phác thảo sơ lược: Tư duy tích cực là gì?
-> Sự ra đời của phần 1 của bài viết: Tư duy tích cực là gì?

WHERE: Bài viết sẽ được đăng tải ở đâu? Tài liệu tìm từ đâu?
- Bài viết sẽ được đăng tải trên website giaovien.net. Tài liệu được tìm kiếm trên mạng thông tin Internet (phần Nguồn tham khảo ở cuối bài viết)

WHEN: Khi nào bài viết được đăng?
- Sau khi bài viết đã được kiểm tra các lỗi chính tả bởi CENTEA và duyệt toàn bộ nội dung bài.

WHY: Tại sao phải thực hiện bài viết này? Tại sao phải tư duy tích cực?
- Vì mong muốn cung cấp đến cộng đồng giáo viên những kiến thức về các kỹ năng sống, mà tư duy tích cực là một trong những kỹ năng có vai trò quan trọng trong việc phòng tránh và giảm stress, cân bằng công việc và cuộc sống, phát triển sức mạnh tinh thần.

- Để trả lời câu hỏi “Tại sao phải tư duy tích cực?”, bài viết cần đưa ra các yếu tố thuyết phục người đọc về lợi ích của tư duy tích cực để thuyết phục họ về tầm quan trọng của kỹ năng này. -> Sự ra đời của phần 2 của bài viết: Tại sao phải tư duy tích cực?

HOW: Bài viết cần được thực hiện như thế nào? Muốn tư duy tích cực thì phải làm sao?
- Vì đối tượng nhắm đến của bài viết là những người không biết hoặc biết nhưng chưa nắm cụ thể và rõ ràng nó là gì? Do đó, bài viết cần được thực hiện với một văn phong lôi cuốn nhưng dễ hiểu, đơn giản và rõ ràng. Đồng thời, các ví dụ đưa ra phải ít nhiều dính dáng đến giáo viên.

- Để trả lời câu hỏi “Muốn tư duy tích cực thì phải làm sao?” thì cần đưa ra được các phương pháp thực hành, các lời khuyên để tham khảo. -> Sự ra đời của phần 3 của bài viết: Làm thế nào để tư duy tích cực?

WHO: Đối tượng của bài viết là ai? Ai viết bài này? Ai kiểm tra và duyệt nội dung?
- Đối tượng của bài viết là các Thầy Cô và các bạn muốn tìm hiểu về kỹ năng Tư duy tích cực. Có thể họ chưa biết hoặc có nghe qua cụm từ “Tư duy tích cực” nhưng không nắm hết các vấn đề, kỹ thuật liên quan.
- Người viết bài: chính là …tui đây.
- Ai duyệt bài? Ban quản trị của CENTEA.

Bên trên là những phác thảo của tác giả T.T.H để thực hiện bài viết “Học cách Tư duy tích cực”. Chúng ta thấy rằng, việc sử dụng công cụ này thật đơn giản nhưng rất hiệu quả.

Công cụ 5W1H còn có thể được sử dụng hiệu quả trong nhiều trường hợp khác như: thuyết trình, nghiên cứu khoa học, tóm tắt một cuốn sách, ghi nhớ một sự kiện,…5W1H cũng có thể sử dụng chung với Bản đồ tư duy để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong giảng dạy, học tập, kinh doanh, đàm phán,…

Một chút thông tin về nguồn gốc của 5W1H

Khái niệm 5W1H được cho là có nguồn gốc từ bài thơ “The Elephant's Child” của Rudyard Kipling. Bài thơ này như sau:

I have six honest serving-men
They taught me all I knew
Their names are What and Where and When
And How and Why and Who.

Tạm dịch:

Tôi có 6 người đầy tớ trai trung thực
Họ đã dạy cho tôi biết mọi thứ
Tên của họ là What và Where và When
Và How và Why và Who.

Hiếu Học hy vọng bài viết từ CENTEA này đã đưa đến cho thầy cô và các bạn một công cụ mới, đơn giản nhưng đầy hiệu quả để giúp sức cho công việc của thầy cô và các bạn.
Hãy luôn giữ bên mình 6 người đầy tớ tận tụy và trung thành này.

+ Nguồn tham khảo: coe.jmu.edu

Tam Giang (nguồn: CEATEA – giaovien.net)

M.U.R.D.E.R - Một phương pháp học hiệu quả


Bạn đang tìm một phương pháp để việc học thật hiệu quả và không tốn nhiều thời gian, công sức? M.U.R.D.E.R (Mood – Understanding – Recall – Digest – Expant – Review) là một phương pháp đơn giản nhưng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy.

1. Mood (Tâm trạng):

Hãy tạo ra một tâm trạng thoải mái cho mình trước khi bắt đầu học.

Hãy chọn một khoảng thời gian, không gian và thái độ thích hợp để bắt đầu việc học.

2. Understanding (Sự hiểu biết):

Khi gặp một cái gì không hiểu trong một phần, hãy đánh dấu lại.

Cố tập trung vào một phần hay một nhóm các bài tập mà bạn có thể giải quyết được.

3. Recall (nhắc lại):


Sau khi đã học được một phần, dừng lại và chuyển những gì bạn vừa học sang ngôn ngữ của chính bạn.

4. Digest (hấp thụ):

Quay trở lại với cái mà lúc nãy bạn chưa hiểu và thử xem xét lại các dữ kiện.

Có thể tham khảo thêm các tài liệu khác ( một quyển sách nào đó hay sự chỉ dẫn của thầy cô chẳng hạn). Nếu bạn vẫn không hiểu được.

5. Expand (mở rộng):


Trong bước này, hãy đặt ra ba dạng câu hỏi liên quan tới những gì bạn vừa học:

- Nếu tôi có thể nói chuyện với tác giả của cuốn sách thì tôi sẽ hỏi gì và sẽ phê bình cái gì?

- Những tài liệu này sẽ được áp dụng như thế nào vào những thứ tôi thấy thú vị?

- Tôi sẽ phải làm như thế nào để khiến vấn đề này trở nên hấp dẫn và dễ hiểu đối với các học sinh, sinh viên khác?

6. Review (ôn lại):

Lướt qua tất cả những gì bạn mới hoàn thành xem phương thức nào đã giúp bạn hiểu và/hoặc giữ lại những kiến thức cũ để áp dụng vào những gì bạn đang học.

Đây là một cách học giúp bạn hiểu biết chính xác về việc bạn nắm vững các vấn đề đến đâu, và buộc bạn phải nghĩ về chuyện này, chứ không đơn thuần là bỏ qua nó.

- Thường xuyên xem lại sách và những ghi chép của bạn để cho những kiến thức ấy luôn mới mẻ.

- Trong khi đọc sách hoặc xem lại các ghi chép, hãy tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến vấn đề đó.

- Hãy tưởng tượng bạn là giáo viên của khóa học đó. Bạn sẽ đặt ra những câu hỏi như thế nào trong bài kiểm tra?

- Hãy luôn trau dồi thông tin về những gì bạn cần phải biết.

Hãy viết những câu hỏi hay một thuật ngữ nào đó vào một mặt của tấm thẻ phụ lục. Ở mặt sau của tấm thẻ ấy hãy viết câu trả lời hay định nghĩa cho câu hỏi hay thuật ngữ ở mặt trước. Bạn hãy tráo đổi vị trí của những tấm thẻ để bạn không thể nhớ các từ ấy theo vị trí của nó và sau đó thì nhìn vào tấm thẻ đặt trên cùng. Lúc này, bạn phải cố gắng trả lời câu hỏi hay nêu định nghĩa của thuật ngữ. Thật tuyệt nếu như bạn biết câu trả lời. Chuyển tấm thẻ xuống dưới cùng của cả tập thẻ. Nếu bạn không có câu trả ời, hãy nhìn vào mặt sau của tấm thẻ, rồi lại cất nó xuống sau một vài tấm thẻ khác để lát nữa bạn sẽ gặp lại nó và xem xem lần này thì bạn đã nhớ chưa. Cứ như vậy, bạn đi qua tất cả các tấm thẻ cho tới khi bạn đã nắm được hết các dữ liệu.

Một mẹo nhỏ khi luyện tập với các tấm thẻ đó là luôn mang theo mình những tấm thẻ này. Hãy lợi dụng những chiếc túi trên quần áo của bạn. Tự kiểm tra bản thân khi bạn đang xếp hàng, đang ngồi tren xe bus ..v.v… Nếu bạn nghĩ là bạn biết câu trả lời, nhưng không biết diễn đạt chúng ra sao, thì có nghĩa là bạn chưa nắm thật chắc vấn đề đó. Cách duy nhất để có thể chắc chắn là bạn biết một cái gì là bạn phải giải thích được điều đó. Đó cũng là cách tốt nhất để tránh cảm giác hồi hộp trong lúc kiểm tra.

Bạn cũng nên học với một người bạn cùng lớp để cùng nhau chia sẻ ý tưởng và giúp đỡ nhau nắm chắc các khái niệm mới. Và nhờ có nhau, các bạn có thể kiểm tra xem cách giải thích của mình như vậy đã hợp lí chưa.


Bình Trần tổng hợp

CEO và câu chuyện "khả năng kiến tạo chiến lược"

Có vô số chiến lược trên thế giới được tạo ra bởi các cấp điều hành, từ lãnh đạo đứng đầu cho tới các nhà tư vấn chiến lược. Tuy nhiên rất ít trong số chiến lược đó thành công.
Rất nhiều các giải thích được đưa ra, và sau đây là giải thích của tôi nhằm giúp quý vị độc giả tìm được các hành động thích hợp và phương án thay thế nổi bật:
Một chiến lược tốt là sản phẩm của sự kết hợp sáng tạo hai lập luận khác nhau - chứ không phải là dòng lập luận phân tích theo đường thẳng đơn thuần - nhưng các nhà điều hành và "chiến lược gia" hiếm khi đủ kỹ năng tạo ra kết hợp sáng tạo thiết yếu này.
Hai lựa chọn chiếc lược cơ bản nhất là khu vực kinh doanh và phương thức kinh doanh. Hai quyết định này - một nói về vị trí mà công ty sẽ cạnh tranh, một đưa ra cơ sở cạnh tranh - là cú đấm đúp thiết yếu để tạo ra lợi thế chiến lược. Tuy nhiên, hai lập luận này không thể được xem xét riêng rẽ hay theo trình tự. Để tạo ra một chiến lược vĩ đại, lựa chọn về quy mô và phương thức cạnh tranh cần hòa hợp và củng cố lẫn nhau.
Có thể lấy ví dụ như sau, chỉ kinh doanh trong phạm vi thị trường bản địa có vẻ là một lựa chọn khu vực hoàn hảo dựa trên cơ sở trội hơn về công nghệ, lựa chọn hoàn hảo khác về phương thức kinh doanh. Nhưng sự kết hợp này thường chỉ mang lại một chiến lược tồi - do sự toàn cầu hóa của các nền kinh tế và quy mô hoạt động nghiên cứu và phát triển, một vài đối thủ sẽ chọn phương án toàn cầu hóa và thổi bay các doanh nghiệp bản địa hoạt động trong các khu vực địa lý hẹp. Lựa chọn này không phù hợp, cũng không có tính củng cố.
Ảnh: vietinfo.eu
Đối lập với lựa chọn trên, hãng máy tính Apple chiến thắng bởi lựa chọn khu vực cạnh tranh - tham gia vào cung ứng các chủng loại đồ điện tử tiêu dùng có giá trị cao (máy vi tính, máy nghe nhạc, điện thoại) - phù hợp với lựa chọn phương thức cạnh tranh - cạnh tranh nhờ mở rộng trải nghiệm khách hàng với các thiết kế và hệ hòa âm. Apple đã sử dụng phương pháp đòn bẩy thành công nhờ hai lựa chọn kinh doanh trong ngành công nghệ với các sản phẩm như máy tính Mac, máy nghe nhạc iPod, và điện thoại iPhone.
Vấn đề là, các CEO không thể luôn luôn dẫn đầu nhờ kết hợp các lập luận này theo ví dụ hoàn hảo trên. Chiến lược của họ thường dựa trên một lập luận riêng rẽ. Họ thích phân tích vấn đề để đi đến một câu trả lời riêng lẻ và đầy đủ, như kiểu làm thế nào để toàn cầu hóa, kiểm soát chi phí, hay giới thiệu sản phẩm mới, thay vì cố gắng tìm một câu trả lời phù hợp cho cả hai câu hỏi.
Hậu quả là, rất nhiều trong số họ hình thành khái niệm: chiến lược chỉ là hoặc khu vực kinh doanh hoặc phương thức kinh doanh. Ví dụ, trong ngành dược toàn cầu hiện nay, có vẻ như các giám đốc điều hành định nghĩa chiến lược chỉ đơn giản là hoạt động trong ngành dược từ lâu đã có tiếng là lợi nhuận cao và làm bất cứ thứ gì mà những công ty cạnh tranh khác đang làm. Hoàn toàn không quan tâm đến phương thức cạnh tranh đã dẫn đến các "chiến lược tôi-cũng-vậy". Đây là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động của các công ty trong ngành dược ngày một xuống dốc.
Một ví dụ khác, với rất nhiều CEO của các công ty công nghệ cao, phương án tối ưu được lựa chọn là sở hữu độc quyền nhiều công nghệ. Không quan tâm đến khu vực cạnh tranh đã khiến nhiều công ty hoạt động trong ngành công nghệ lạc hướng do không thể xác định sử dụng công nghệ trong ngành nào - như tình trạng đệ đơn xin bảo hộ phá sản hiện nay của công ty điện thoại nổi tiếng Nortel Networks dù sở hữu gia tài bao gồm nhiều quyền sở hữu công nghệ quý giá.
Trong khi đó, các chiến lược gia tập đoàn và các nhà tư vấn chiến lược vẫn tiếp tục phát triển nhờ sở hữu nhiều công cụ khái niệm để phân tích khu vực cạnh tranh (mô hình "năm lực lượng", "giản đồ lợi nhuận"...) hay phương thức cạnh tranh (lý thuyết đường kinh nghiệm, chuỗi giá trị, phân tích giá trị mà một công ty tạo ra dựa trên mô phỏng và tổ chức quá trình khai thác giá trị...).
Tuy nhiên, vẫn chưa có công cụ phân tích nào đủ khả năng kết hợp các lựa chọn về khu vực cạnh tranh cho trước với một phương thức cạnh tranh phù hợp có sẵn hay ngược lại.  Điều này đòi hỏi sự sáng tạo từ bên trong. Như phần đa những người muốn trở thành chiến lược gia cho doanh nghiệp hay nhà tư vấn chiến lược vẫn sử dụng các công cụ sẵn có do đã quá quen với công việc phân tích thay vì nhận ra đây là một công việc mang tính phỏng đoán. Như vậy, họ dần trở thành các nhà phân tích chiến lược, chứ không phải sáng tạo chiến lược.
Qua những phân tích trên, tôi đã đưa ra các lý giải của mình cho vấn đề tại sao hiếm khi các CEO và "chiến lược gia"  đưa ra các chiến lược thành công. Chiến lược là hành động có tính sáng tạo và cách tối ưu để đưa ra các chiến lược thành công là vượt qua các phân thích thông thường nhằm kết hợp một cách sáng tạo các lựa chọn của bạn về khu vực và phương thức mà bạn sẽ dùng để chiến thắng.
- Bài viết của Roger Martin trên Harvard Business Publishing. Tác giả là chủ nhiệm khoa tại trường Rotman School of Management của Đại học Toronto, Canada và là tác giả của cuốn The Design of Business: Why Design Thinking is the Next Competitive Advantage (Harvard Business Press, 2009).
Cao Hương dịch

CEO họ là ai?

Ceo có nghĩa là tổng giám đốc, hay còn gọi là giám đốc điều hành, điều hành toàn bộ mọi hoạt động của công ty theo chiến lược và chính sách của Hội Đồng Quản Trị. Thuật ngữ CEO viết tắt từ những chữ cái đầu tiên của cụm từ tiếng Anh Chief Executive Officer.

Ceo, do đó chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trước Hội Đồng Quản Trị (Board of directors hoặc board of management), đảm bảo thực thi đúng đắn các chiến lược đã được Hội Đồng Quản Trị thông qua.

Ở Việt nam, do đặc thù của nền kinh tế Việt nam mới chuyển đổi từ bao cấp sang thị trường, vai trò và chức năng CEO và chủ tịch hội đồng quản trị trong một công ty đôi khi không được tách bạch rõ ràng lắm. Chủ tịch hội đồng quản trị (chairman) thông thường kiêm luôn giám đốc (tổng giám đốc) của công ty, và CEO cũng thường phụ thuộc rất lớn vào chủ tịch hội đồng quản trị khi ra các quyết định điều hành. Điều này phản ánh khá rõ trong khối doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ đi lên từ hộ sản xuất, gia đình kinh doanh.

Trong các công ty đại chúng đã niêm yết lên thị trường chứng khoán, quyền sở hữu công ty và quyền điều hành công ty có sự phận định rõ ràng. Đại hội đồng cổ đông sẽ quyết định Hội đồng quản trị thông qua số lượng cổ phiếu nắm giữ, cũng như quyết định vị trí Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, Ban Kiểm Soát. Hội đồng Quản trị sau đó sẽ bầu ra một vị trí đại diện cho hoạt động điều hành công ty, đó là CEO.

sưu tầm

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

Nghệ thuật nói “ Cám ơn” trong công việc

(Dân trí) - Nói lời cám ơn là cách bạn thể hiện lòng biết ơn và đánh giá cao của mình tới sự giúp đỡ của người khác. Trong công việc, đó còn là cách để xây dựng nhóm đoàn kết và gắn bó với nhau.
Peter Handal, chủ tịch kiêm CEO của công ty đào tạo Dale Carnegie, bổ sung rằng thể hiện lòng biết ơn với những người bạn làm việc cùng chính là bí quyết giao tiếp hiệu quả với mọi người. Hơn thế nữa, theo Nacie Carson, giám đốc phát triển của công ty Cleaver Boston: “ Trong nền kinh tế eo hẹp như hiện nay, khi số lượng công việc có hạn nhưng lại có vô số ứng viên, biểu hiện lòng biết ơn tới sếp và đồng nghiệp giúp bạn bảo đảm công việc của mình. Bạn sẽ ít bị tác động hơn khi có nhóm làm việc ăn ý và luôn sát cánh bên bạn.”

Vậy, bạn cần nắm được nghệ thuật nói lời “ Cám ơn” trong công việc để chinh phục sếp, đồng nghiệp, nhân viên thực tập, trợ lí và bất cứ ai làm việc cùng bạn. Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể giúp ích cho bạn:

Tùy vào từng mỗi quan hệ mà có cách nói “ Cám ơn” thích hợp

Nhiều người thường có quan điểm thể hiện lòng biết ơn với sếp thông qua quà tặng. Nhưng đó không hẳn là một cách hay vì nó khiến cả sếp và bạn đều không thấy thoải mái và có thể dẫn tới những vấn đề nhạy cảm. Đơn giản hơn, sếp chỉ cần một lời cám ơn trực tiếp, chân thành hoặc tấm card viết tay. Handal giải thích: “ Trong thế giới công nghệ như hiện nay, khi mà tất cả chúng ta đều gửi tin nhắn, email thì sự kết nối trực tiếp thực sự mang lại hiệu quả.”  
Còn đối với đồng nghiệp hoặc trợ lí, bạn có thể gửi kèm một món quà nhỏ cùng lời cám ơn. Đó có thể là loại cà phê họ thích hoặc một khung ảnh xinh xắn. Tất cả những việc này sẽ giúp mọi người gắn bó với nhau hơn.

Lưu ý tới chi tiết cụ thể

Handal nói: “ Những câu nói chung chung khái quát sẽ không mang lại hiệu quả bằng lời cám ơn cụ thể.” Ông đề nghị bạn nên đề cập tới một điều cụ thể mà sếp hay đồng nghiệp đã làm cho bạn. Và thay vì nói một cách đơn giản “ Cám ơn vì đã làm việc chăm chỉ”, hãy bao gồm cả khoảng thời gian cụ thể như khi sếp khích lệ tinh thần bạn trước buổi thuyết trình hay trợ lí của bạn tan sở muộn hơn để hoàn thành dự án. Điều đó chứng tỏ bạn thực sự cảm kích và đánh giá cao sự giúp đỡ của anh/ cô ấy.

Nói “ cám ơn” bất cứ khi nào có thể

Bạn không nhất thiết phải chờ tới cuối năm hay sau một thành công lớn để nói lời cám ơn với sếp, đồng nghiệp. Cuối năm là thời điểm để nhìn về những ngày tháng đã qua nhưng nó không phải thời điểm duy nhất để bày tỏ sự biết on. Carson đã chỉ ra rằng, bạn nên nói “ cám ơn” và ca tụng bất cứ khi nào có thể hơn là chờ tới một dịp đặc biệt. Những biểu hiện bất ngờ đó sẽ giúp mọi người có thêm động lực để làm việc và gắn bó với nhau trong suốt cả năm.

Chấp nhận lời cảm ơn đúng cách

Không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà bạn cần biết cách nhận lời cám ơn từ người khác đúng cách. Đôi khi, nhiều người quá ngạc nhiên trước biểu hiện biết ơn của người khác đến nỗi nhún vai hoặc thấy ngại ngùng, không thoải mái. Thay vào đó, Handal đề nghị nên nói đơn giản “ Không có gì. Tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ anh/ chị!” Sau đó dành chút thời gian để tận hưởng lời ca ngợi của sếp, đồng nghiệp hay đồng nghiệp. Đó sẽ là động lực để bạn làm tốt hơn khi quay lại công việc. Hãy nhớ rằng ghi nhận lời cám ơn đúng cách, bạn cũng sẽ biết thể hiện nó đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất.

Vũ Vũ
Theo Yahoo

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010

Always Action Club và lý do thành lập.....


Tại sao sinh viên khi ra trường thường khó xin việc? Một trong những nguyên nhân đó là do sinh viên không có kinh nghiệm làm việc, thiếu các kỹ năng cần thiết cho một công việc đòi hỏi nhiều khả năng từ người nhân viên như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, cách lập kế hoạch… Nguyên nhân của sự thiếu sót này là do những hạn chế của hệ thống giáo dục nước nhà. Trên thực tế, giáo dục trong nhà trường ở ta lâu nay đã "bỏ quên" mảng đào tạo kỹ năng sống.
Vậy kỹ năng sống là gì? Kỹ năng sống hay kỹ năng “mềm” được định nghĩa khá rộng nhưng chúng ta có thể hiểu rằng kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng thuộc về cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống… chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột… Những kỹ năng mềm có thể là: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề…
Thế mạnh của sinh viên là có kiến thức, kỹ năng về công việc, ngành nghề (kỹ năng cứng) khá vững vàng, Tuy nhiên, những kỹ năng về con người như giao tiếp, thuyết trình, quản lý, tư duy hiệu quả…(kỹ năng mềm) còn chưa tốt.
Sinh viên chúng ta là những người nhiệt tình ham học hỏi, muốn tìm hiểu cái mới để hoàn thiện mình, song những môi trường để phát triển kỹ năng mềm còn quá ít.
Nắm bắt được nhu cầu cần được trang bị kỹ năng của sinh viên cũng như nhu cầu cần nguồn nhân lực có kỹ năng của doanh nghiệp, chúng tôi mong muốn tạo ra một môi trường hoạt động nhằm giúp các bạn sinh viên đạt thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống thông qua các buổi sinh hoạt, các buổi giao lưu, các khóa đào tạo, các buổi thực hành….thông qua đó các bạn sinh viên dần dần hoàn thiện các kỹ năng cơ bản làm hành trang vững vàng cho các bạn khi làm việc.
Với những mong muốn như vậy vào ngày 20/10/2010, buổi giao lưu đầu tiên của AAC tại trường Đại học Mỏ - Địa chất đã diễn ra và thu hút hơn 60 sinh viên trong trường và các sinh viên các trường lân cận, mở ra một phong trào mới trong sinh viên khu vực, đó là rèn luyện kỹ năng mềm (kỹ năng sống).

HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1.     Đào tạo kỹ năng.
·        Sinh hoạt thường kì :
-         Mở các lớp học kỹ năng mềm, mời các chuyên gia đến đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm.
-         Sau các lớp học, tổ chức các buổi sinh hoạt CLB hàng tuần để các thành viên có cơ hội trải nghiệm các kỹ năng vừa được học đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với nhau và với các thành viên có nhiều kinh nghiệm hơn.

·        Tổ chức thường xuyên các cuộc thi cho các thành viên AAC cũng như học viên các khóa học có cơ hội thể hiện và hoàn thiện các kỹ năng, biến kỹ năng thành phản xạ.
·        Tổ chức các buổi vui chơi, dã ngoại, các chương trình giao lưu với các câu lạc bộ trong trường cũng như các trường trên địa bàn; tạo sân chơi thú vị cho các thành viên đồng thời tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong AAC và mở rộng mối quan hệ với các sinh viên trong trường và sinh viên trường bạn.
·        Thiết lập các mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ với các câu lạc bộ, các tổ chức, các cá nhân khác trong và ngoài trường nhằm củng cố sức mạnh của CLB và tạo điều kiện phát triển cho thành viên câu lạc bộ.

2.     Các hoạt động vì cộng đồng
-         Một tronng những mảng hoạt động của câu lạc bộ đó là những hoạt động vì cộng đồng với mục đích tiến tới 1 xã hội tốt đẹp hơn, với những con người thân thiện và nhiệt tình.
-         Câu lạc bộ sẽ liên tục triển khai các hoạt động giúp đỡ trẻ em thiệt thòi, gia đình nghèo, tham gia các hoạt động từ thiện cùng với các cá nhân tổ chức hảo tâm nhằm đem lại niềm vui, hạnh phúc cho các số phận thiệt thòi.
 


Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

Chú ý:  Bản mẫu đăng ký thành viên AAC các bạn download theo link: http://www.mediafire.com/?zqec2uc6ctmujdv
Sau đó các bạn gửi bản đk về địa chỉ: aac.alwaysactionclub@gmail.com

AAC tuyển thành viên từ 20/8/2010 tới 30/8/2010

             Để đáp ứng nhu cầu tham gia tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng hiện nay, cùng với chiến lược mở rộng và phát triển clb, AAC quyết định tuyển thành viên
đợt 2, đối tượng tuyển thành viên của AAC là tất cả những bạn nào có nhu cầu rèn luyện kỹ năng.

              Đặc biệt những thành viên được tuyển trong đợt này sẽ được tham gia đào tạo miễn phí toàn bộ những kỹ năng cơ bản nhất giúp các bạn chiến thắng bản thân, tự tin, năng động, ...Các thành viên trúng tuyển sẽ được theo dõi để bồi dưỡng với mục đích trở thành đội ngũ kế cận quản lý và điều hành AAC trong thời gian tới, đồng thời được tham gia đào tạo và tập huấn trở thành nhân viên trong cty chuyên tổ chức sự kiện trong thời gian tới do AAC mở ra.

Lịch trình tuyển dụng nhân sự:

Gd1: 20/8/2010-30/8/2010 : Các ứng viên hoàn thành bản đăng ký thành viên của AAC. Bản mẫu đăng ký thành viên các bạn download theo link: http://www.mediafire.com/?zqec2uc6ctmujdv
Sau đó các bạn gửi bản đk về địa chỉ: aac.alwaysactionclub@gmail.com

Gd2: 30/8/2010 - 01/9/2010: Hồi âm cho tất cả các thư đk gửi về. Thông báo ứng viên lọt vào vòng 2 - vòng phỏng vấn trực tiếp.

Gd3: 4/9/2010 - 05/9/2010: Phỏng vấn trực tiếp.
Địa chỉ phỏng vấn sẽ được thông báo cụ thể cho các ứng viên lọt vào vòng 2

Mọi chi tiết xin liên hệ :
Facebook: Aac Softskills

Blog: http://alwaysactionclub.blogspot.com
Email: aac.alwaysactinclub@gmail.
com
Mr. Tùng 0912423128 – 01653132222
Mr. Luật 0989452666
Mr. Hà 0982463666

Always Action Club

1. Tên câu lạc bộ:    Always Action Club ( AAC)
2. Slogan: Cùng nhau chia sẻ - Kết nối thành công
3. Giá trị cốt lõi:
- Đoàn kết, thân thiện, nhiệt tình, chia sẻ.
- Hướng tới cộng đồng.
- Cùng nhau phát triển.
“Đến với nhau chỉ là sự khởi đầu, làm việc với nhau là sự tiến bộ, giữ được nhau mới là thành công”
(Henry Ford)
4. Tầm nhìn:
• Đưa AAC trở thành một câu lạc bộ thân thiện, chân thành, vững mạnh, hoạt động năng động, chuyên nghiệp, đẳng cấp.
• Xây dựng mô hình AAC tại từng lớp, từng khoa để mỗi bạn sinh viên đều có khả năng được học hỏi, trau dồi, rèn luyện về kỹ năng mềm tiến đến hoàn thiện và truyền đạt lại cho các sinh viên khóa sau.
• Mở các lớp đào tạo kỹ năng mềm chuyên nghiệp, đưa AAC trở thành 1 trong những cơ sở đào tạo về Kỹ năng mềm trên địa bàn thành phố.

5. Sứ mệnh: Nâng cao giá trị cho các bạn sinh viên để hướng tới thành công

            Always Action Club ra đời nhằm tạo sân chơi, môi trường, cộng đồng giúp các thành viên tham gia rèn luyện, phát huy và hoàn thiện kỹ năng sống và làm việc đồng thời mở rộng mối quan hệ cho mỗi người.
Tạo môi trường học hỏi và các công vịêc trải nghiệm thực tế giúp các bạn sinh viên biến kỹ năng thành phản xạ.
             Đào tạo, rèn luyện, đồng thời tạo điều kiên thực hành cho các thành viên những kỹ năng cơ bản : Giao tiếp, thuyết trình, tư duy và sáng tạo, học và tự học, lên kế hoạch và hệ thống công việc, đàm phán thuyết phục, làm việc teamwork, cảm nhận và gây ảnh hưởng với người khác,….Đào tạo, rèn luyện giúp các thành viên thay đổi tư duy theo tinh thần Tinh thần của người Việt mới.
                Tạo một môi trường để các thành viên thể hiện mình, khám phá những khả năng tiềm ẩn. Tạo cơ hội cho các thành viên có thể giao lưu trao đổi với các sinh viên các trường qua các buổi giao lưu với các CLB các trường khác.
                Xây dựng chuẩn các khóa đào tạo kỹ năng mềm, đem kỹ năng mềm đến tất cả mọi người.





Facebook: Aac Softskills
Email: aac.alwaysacionclub@gmal.com
Blog: http://alwaysactionclub.blogspot.com/
Mr. Tùng 0912423128 – 01653132222
Mr. Luật 0989452666
Mr. Hà 0982463666